Khi mà hầu hết độ tuổi nào cũng cần sử dụng kính mắt từ việc bổ trợ cho các bệnh về mắt như kính cận, kính viễn thị, kính lão,.. cho đến việc sử dụng trong ngành thời trang thì có thể nói mô hình kinh doanh kính mắt đang ngày càng được nhiều người lựa chọn bởi nhu cầu sử dụng cao cũng như nguồn hàng phong phú, đem lại thu nhập lớn cho những người bán hàng.
Nhưng điều đó cũng có nghĩa họ đang phải đối mặt với sự khó khăn trong công tác quản lý, khi mà họ thường xuyên phải ra ngoài để tìm nguồn hàng. Việc không quản lý, giám sát chặt chẽ dẫn đến sai sót, thất thoát mặt hàng hay sản phẩm,..
Phần mềm quản lý cửa hàng kính mắt được ra đời là để bạn có thể kiểm soát tình hình, tối ưu quy trình bán hàng và giúp những chủ cửa hàng có thể theo dõi, quản lý cửa hàng từ xa. Có thể nói đây là một công cụ hỗ trợ tối đa, đáp ứng tất cả yêu cầu trong việc quản lý và đem lại hiệu quả bất ngờ cho bạn.
Hãng kính mắt Megane Prince – Một trong những khách hàng của phần mềm Master Pro
Những khó khăn thường gặp khi kinh doanh cửa hàng kính mắt
1. Địa điểm mở cửa hàng và tìm nguồn hàng chất lượng
– Địa điểm: Vị trí đẹp là một lợi thế cho việc kinh doanh tốt. Bạn có thể chọn vị trí mặt đường lớn, gần trường học , gần khu đông dân cư.
– Nguồn hàng chất lượng : Sản phẩm tốt cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá cửa hàng. Cho nên chủ cửa hàng phải tìm được nơi có sản phẩm chất lượng.
2. Quản lý hàng hóa, tồn kho
– Khi bắt đầu kinh doanh việc quản lý hàng là rất khó khăn, vì phải phân loại hàng hóa từ mắt kính, màu sắc, gọng,….Việc quản lý bằng cách ghi chép là không ổn, có thể gây thiếu sót hoặc bị thất thoát.
3. Quản lý chi phí – lợi nhuận
– Việc tính toán chi phí và lợi nhuận là rất cần thiết của mỗi của hàng để biết được việc mình mở cửa hàng có phát triển hay không, mua bán lỗ hay lãi.Theo phương pháp truyền thống mọi thứ được nhập vào file excel hoặc sổ sách cho nên chủ cửa hàng phải tự tính toán gây mất thời gian, dễ nhầm lẫn.
4. Quản lý nhân viên
– Quản lý nhân viên không tốt sẽ dẫn đến việc hàng hóa bị thất thoát. Nhân viên tăng giá sản phẩm bỏ tiền túi riêng, bỏ in hóa đơn, đổi ca cho nhau
5. Quản lý khách hàng.
– Việc chăm sóc khách hàng cũng góp phần trong việc tăng doanh thu, quảng bá sản phẩm cũng như thương hiệu của cửa hàng.Những một số cửa hàng lại bỏ qua công đoạn này nên không xin thông tin khách. Không có các chương trình ưu đãi đối với khách hàng thường xuyên.